Hotline: +84 (0) 937 099 599 |
Dưới đây là một số ý kiến đóng góp với các cơ quan hữu quan đối với Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 10 tháng 11 năm 2012.
Rõ ràng, chúng ta có thể thấy là 100% người điều khiển phương tiện bị lực lượng chức năng kiểm tra sẽ NỖ LỰC, CỐ GẮNG để chứng minh mình không vi phạm Nghị định 71, hay nói một cách khác là sẽ KIÊN QUYẾT chối bỏ ĐẾN CÙNG khối tài sản lớn của mình. Việc này gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra, xử lý gây lo lắng cho người tham gia giao thông và các tranh luận không có hồi kết này có thể là nguy cơ bất ổn xã hội.
Cũng xin lưu ý: Nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan, lực lượng xử lý vi phạm là nguyên tắc Hiến định đúng về cả lý luận lẫn thực tiễn.
Tuy nhiên bao quát mà nhìn nhận, đánh giá thì Nghị định 71/2012 mới có hiệu lực này là một chủ trương đúng cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp chính quyền để nó dần dần đi vào cuộc sống. Nói cách cụ thể hơn là để điểm e, mục 8.3 và Điểm c, mục 8.6 Điều 1 của Nghị định này không "chết" ngay khi mới được khai sinh, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ dưới đây:
1- Bộ Công an, Bộ giao thông, Bộ tài chính cần xem xét kiến nghị Chính phủ để đồng chủ trì soạn thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn riêng cho Điểm e, mục 8.3 và Điểm c, mục 8.6 Điều 1 của Nghị định 71/2012 làm cơ sở cho việc kiểm tra, xử lý người điều khiển các phương tiện, giúp người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi chiếm hữu, quản lý, sử dụng phương tiện giao thông chưa chính chủ, tránh tình trạng tùy tiện trong công tác kiểm tra, xử lý đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng dân trí còn thấp.
2- "Thông tư" cũng nên soạn thảo theo hướng, tạo điều kiện cho Chủ sở hữu phương tiện cùng là Người đang chiếm hữu, quản lý , sử dụng phương tiện được thực hiện thủ tục hành chính sang tên chính chủ một cách thuận lợi nhất. Cụ thể hạ chi phí trước bạ sang tên xuống mức thấp nhất để khuyến khích việc chủ động sang tên.
Luật sư Nguyễn Phú Thắng trao đổi cùng Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam
Sẽ có 2 trường hơp phổ biến:
2.1. Người đang sử chiếm hữu, quản lý, sử dụng kê khai để làm thủ tục sang tên mà chứng minh được việc mua bán, chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế thì cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục theo quy định.
2.2. Người đang sử chiếm hữu, quản lý, sử dụng kê khai để làm thủ tục sang tên mà không chứng minh được việc mua bán, chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế thì Cơ quan đăng ký yêu cầu chủ sở hữu hiện tại phải cam kết tài sản do người kê khai làm thủ tục sở hữu hợp pháp, cam kết có xác nhận của UBND hoặc CA phường, xã nơi cư trú hay của Thủ trưởng đơn vị (đối với cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang). Dựa trên hồ sơ xin sang tên, cơ quan đăng ký ban hành thông báo niêm yết công khai tại UBND phường tại địa phương ghi trong cà-vet 15 ngày. Nếu không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào trong thời hạn nêu trên --> Tài sản không có tranh chấp và tiến hành thủ tục sang tên cho người kê khai.
3- Chưa (không) xử phạt đối với các trường hợp giao dịch chuyển dịch quyền sở hữu phương tiện thực hiện trước ngày 10-11-2012 (NĐ 71 có hiệu lực), biện pháp chủ yếu: nhắc nhở, phát miễn phí Thông tư, tài liệu để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hành chính sang tên. (tuy nhiên xe chủ sở hữu xe mang Biển kiểm soát NG, NN, LD mà hết thời hạn được hưởng ưu đãi sẽ khó được hưởng chế tài này)
4- Chỉ áp dụng xử phạt theo tinh thần của NĐ 71 với trường hợp giao dịch chuyển dịch quyền sở hữu phương tiện thực hiện sau ngày 10-11-2012 mà đủ 15 ngày kể từ ngày chuyển dịch vẫn chưa tiên hành thủ tục sang tên.
5- Nghiên cứu mô hình Bảng số Vĩnh Viễn gắn liền nhân thân chủ phương tiện như được áp dụng tại một số nước Tây Âu để thuận lợi cho công tác quản lý Hành chính, kiểm tra, xử lý đồng thời thuận tiện cho người dân.
Dưới góc độ pháp lý, ý kiến của các Đồng chí lãnh đạo Tổng cục 7 và lãnh đạo Cục C67 vừa qua trên phương tiện Thông tin đại chúng chỉ là định hướng xử lý đối với lực lượng xử lý và góp phần trấn an lòng dân, chưa phải là Quy phạm pháp luật bằng văn bản. Người dân chưa thể hoàn toàn yên tâm. Do vậy có nơi này, nơi khác không hiểu, hiểu sai, hiểu một phần hoặc cố tình không hiểu sẽ làm nảy sinh tiêu cực, càng gây khó khăn hơn trong kiểm tra, xử lý và bất cập cho công tác quản lý Hành chính Nhà nước.
KHUYẾN NGHỊ VỚI NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG:
1- Không nên phản ứng quá tiêu cực, tuân thủ hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra và hợp tác với Lực lượng Cảnh sát giao thông;
2- Từ tốn, nhẹ nhàng có thái độ tôn trọng lực lượng kiểm tra và thông thường lỗi chưa sang tên chuyển chỉnh chủ sẽ chỉ bị nhắc nhở. Không cần thiết phải chứng minh là xe đi mượn, đi thuê (trừ phi thuê,mượn thật);
3- Lưu ý các lỗi rất xưa có nguy cơ bị Cảnh sát giao thông xác định để xử phạt: Trẻ em lớn hơn 6 tuổi không đội mũ BH, Không cài seatbelt, Xe máy điện ko đội mũ BH…(nhìn chung nên nghiên cứu toàn diện NĐ 71 vì trong lúc này rất dễ bị dừng xe và bị xử lý những lỗi tưởng chừng ko bao giờ bị xử);
Chúng ta hy vọng sẽ có một văn bản sẽ sớm được ban hành hướng dẫn để Nghị định 71/2012 khả thi, đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân trên cả nước.
Sầm Thắng
Bản quyền © 2010 - 2021 thuộc về Công ty Luật TNHH INTERCODE Trích dẫn nguồn khi xuất bản nội dung web này - Điều 28 Luật SHTT Ha Noi : # 703A, Ha Thanh Plaza, 102 Thai Thinh Street, Dong Da Dist., Hanoi, Vietnam T. : (+ 84) 9 37 09 95 99 * F. : (+ 84.4) 3 972 8974 E. : info@intercode.vn Hai Phong : #Tân Dương, Thủy Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng, Vietnam T. : (+ 84) 9 82 88 30 66 * F. : (+ 84.4) 3 972 8974 E. : intercode.hp@gmail.com |
|